Hướng dẫn thao tác và sử dụng thước đo góc vạn năng
Khi làm việc với vật liệu yêu cầu gia công về góc cạnh, kiểm tra và căn chỉnh thông số sai lệch là điều đầu tiên cần để ý tới. Thước đo góc được sử dụng trong nhiều quy trình kỹ thuật như phay, tiện, hoặc kiểm tra sau gia công nhằm xác định chính xác giá trị góc của chi tiết. Dưới đây là hướng dẫn thao tác cụ thể giúp bạn sử dụng thiết bị này một cách chuẩn xác và hiệu quả.
Nội dung
Ứng dụng và cách sử dụng thước đo góc vạn năng
Thước đo góc vạn năng được thiết kế để xử lý các phép đo góc phức tạp, bao gồm góc nhọn, góc tù và góc vuông, giúp đảm bảo sai số đo nằm trong giới hạn cho phép. Trong thực tế, thiết bị này thường được dùng tại các phòng đo kiểm và trên dây chuyền lắp ráp cần kiểm tra góc nghiêng hoặc góc cắt sau khi gia công. Các thông số góc thu được hỗ trợ kỹ sư điều chỉnh lại chương trình gia công hoặc đánh giá sai số hình học của chi tiết.

Quy trình sử dụng cụ thể
Để đo góc, bạn thực hiện tuần tự theo ba bước cơ bản sau:
Bước 1: Đặt cạnh bên trong của thân thước trùng với cạnh đầu tiên của chi tiết, đồng thời căn tâm thước chính xác tại đỉnh góc cần đo.
Bước 2: Di chuyển thanh trượt để điều chỉnh khe hở thẳng hàng với cạnh còn lại của chi tiết.
Bước 3: Ghi nhận kết quả tại vị trí khe trượt giao với cung chia độ trên thang đo chính.
Trong quá trình đo, cần đảm bảo mặt tiếp xúc giữa thước và chi tiết không có bụi bẩn hoặc bavia, tránh ảnh hưởng đến kết quả đọc.
Cơ chế đo và nguyên lý hoạt động

Thước được trang bị thang vernier với bước chia 5 phút, cho phép đọc giá trị chính xác đến từng đơn vị nhỏ. Kính phóng đại tích hợp hỗ trợ quan sát rõ nét số liệu tại vị trí giao nhau giữa vạch chính và vạch phụ. Ngoài ra, núm vi chỉnh và kẹp khóa giúp cố định góc sau khi đã căn chỉnh, tránh lệch vị trí khi đọc số. Thước cho phép đo cả hai chiều, thuận và ngược kim đồng hồ, với dải đo lên đến 270 độ (3 x 90°), đáp ứng đa dạng tình huống đo trong thực tế sản xuất.
Thành phần cấu tạo
Một bộ thước đo góc vạn năng tiêu chuẩn bao gồm đầy đủ các thành phần sau:
1. Vít vặn bằng ngón cái giúp cố định nhanh
2. Vít siết chặt chi tiết đo
3. Thanh thước kim loại có chia vạch, làm từ thép không gỉ
4. Mặt chia độ hình tròn gắn liền thân chính
5. Núm chỉnh tinh để hiệu chỉnh vị trí đo
6. Đĩa chia độ chính để đọc góc đo
7. Kính phóng đại tăng độ rõ khi đọc số
8. Thang đo vernier có bước chia nhỏ
9. Thanh đế giúp thước đứng vững
10. Mặt đo phẳng tiếp xúc trực tiếp với chi tiết
11. Phụ kiện đo góc nhọn hỗ trợ khi đo các vị trí khuất
12. Thanh gá kết nối với thước đo chiều cao
13. Kẹp gá đi kèm để lắp thước cố định vào đế
Từng bộ phận đều có vai trò riêng trong quá trình đo, việc hiểu đúng cấu tạo giúp thao tác chính xác hơn và tăng tuổi thọ thiết bị.
Kết luận:
Sử dụng thước đo góc vạn năng sẽ không quá phức tạp nếu nắm được nguyên lý vận hành và quy trình thao tác đúng cách. Trong môi trường làm việc cần độ chính xác hình học cao.